Tư vấn & kỹ thuật > Tư vấn
Chủ nhật, 14/6/2015 | 22:00 GMT+7
Xử lý khi xe mất phanh
Autopress - Nguyên nhân của hiện tượng mất phanh khá đa dạng từ các yếu tố chủ quan của người điều khiển, tình trạng xe tới những điều kiện khách quan như đường đồi núi, dốc cao, đường trơn hay điều kiện thời tiết mưa bão...
Ảnh minh họa: internet
Theo một chuyên gia đào tạo lái xe, để tránh bị mất phanh, ngoài việc phải bảo dưỡng xe theo định kỳ, mỗi lái xe trước một hành trình dài, đặc biệt là những cung đường đồi núi nhiều dốc, cần kiểm tra kỹ phanh, côn, tình trạng lốp xe để tránh sự cố trên đường.
Khi đi trên những cung đường đồi núi nhiều dốc, tài xế nên đi chậm, sử dụng số thấp, hạn chế rà phanh mà dùng số thấp để giảm tốc cho xe đồng thời cần cho xe nghỉ để hạ nhiệt cho hệ thống phanh.
Không may xe bị mất phanh, người lái xe cần cố gắng giữ bình tĩnh, nhả hoàn toàn chân ga và tiếp tục đạp phanh để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, rất có thể nguyên nhân là do hỏng đường ống làm mất áp suất dầu phanh.
Trong trường hợp này, người lái thử đạp lại nhiều lần thì sẽ có cơ may hồi phục áp suất phanh. Tuy nhiên, nếu chân phanh cứng đanh, điều này chứng tỏ hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng thì người lái vẫn nên tiếp tục đạp phanh thật nhiều để có thể kích hoạt hệ thống chống bó cứng phanh ABS (nếu xe có trang bị) đồng thời về số thấp. Tuy vậy, cũng nên chú ý trả số một cách cẩn trọng từ 1 đến 2 cấp mỗi lần và nên theo tuần tự.
Lưu ý, việc tắt động cơ là điều tuyệt đối không nên làm, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển.
Ngoài việc cố gắng đạp phanh chân, người lái nên tìm cách giật phanh tay nhưng lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ và đủ lực bởi nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện tượng trượt, mất lái.
Tài xế cũng có thể đánh võng từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản, giảm tốc độ nhưng không nên làm điều này ở tốc độ cao bởi có thể lật xe. Trong trường hợp bất đắc dĩ, tài xế sẽ phải tìm chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy để có thể dừng xe.
Nam Phương (CNOTO)
Tin liên quan
- 8 mẹo tiết kiệm xăng tài xế ôtô cần...
- Thủ tục và cách đổi giấy phép lái xe...
- Cầm vô-lăng hướng 10 giờ 10 phút - thói...
- Dùng nước uống thay cho két nước xe ô...
- Nên chọn xe nâng cấp, hay mới hoàn toàn...
- Khi dông lốc, đỗ xe thế nào cho an...
- Cách xử trí khi xe hơi bị chìm
- Điều gì xảy ra khi xe không được thay...
- Những lưu ý khi lái xe mùa mưa
- Chăm sóc lốp xe ngày nắng nóng
Tin mới
- test test
- Ô tô giá rẻ mãi chỉ là “giấc mộng”...
- Mẫu xe maxiscooter SilverWing GT 600 ABS của Honda...
- Honda CRF phiên bản 2016 được nâng cấp thêm...
- Suzuki Satria FU 150 2015 có giá từ 1.400...
- 8 mẹo tiết kiệm xăng tài xế ôtô cần...
- Thủ tục và cách đổi giấy phép lái xe...
- 'Kẻ hủy diệt' bên bộ sưu tập xe
- Xe sang Infiniti Q30 sắp bán đại trà
- Chevrolet Camaro 2016 mui trần đã được lộ diện
Tìm kiếm xe
Tin Xem nhiều nhất
Những điều nên lưu ý khi sử dụng ắc quy

Autopress - Ắc quy yếu điện làm động cơ không khởi động được là tình huống không ai muốn đối với các bác tài, nhất là khi lái xe buýt, xe khách đường dài, bởi khi dừng tắt máy nghỉ ngơi, khi tiếp tục hành trình bỗng dưng không khởi động được mà không hiểu lý do tại sao.
Cầm vô-lăng hướng 10 giờ 10 phút - thói quen nguy hiểm của tài xế Việt

Đặt hai tay theo hướng 10 giờ 10 phút sẽ cản đường bung của túi khí, có thể dẫn đến gẫy tay, bật tay vào mặt khi xảy ra tai nạn.
Các lỗi phạt xe máy phổ biến tại Việt Nam

Autopress - Xe máy là phương tiện chủ yếu tại Việt Nam, vì vậy các tình huống vi phạm giao thông dù vô tình hay cố ý rất dễ xảy ra. Sau đây là tổng hợp các mức giá tiền phạt về các lỗi phổ biến.
Những kiến thức cần thiết khi lái xe phân khối lớn

Việc tự mình điều khiển một cỗ máy phân khối lớn ẩn chứa nhiều rủi ro, vì vậy người điều khiển môtô cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để lái xe an toàn hơn.
“Mẹo” nhỏ lái xe qua ổ gà

Điều kiện đường sá ở Việt Nam khiến bạn không tránh khỏi gặp phải ổ gà. “Mẹo” nhỏ dưới đây giúp bạn di chuyển qua ổ gà sao cho xe...